Đó là ý kiến của rất nhiều chuyên gia, các nhà giáo về tầm quan trọng, không thể thay thế của kỳ thi tốt nghiệp THPT.
PGSTS Phạm Văn Chương – Phó Hiệu trưởng Trường đại học Lâm nghiệp Việt Nam: Nên tiếp tục duy trì kỳ thi tốt nghiệp
Tôi nghĩ rằng, Bộ GD&ĐT nên tiếp tục duy trì kỳ thi tốt nghiệp THPT, nhất là việc tổ chức một kỳ thi theo hướng tích cực như năm nay.
Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm học 2013-2014 đã có nhiều đổi mới, có tác động tích cực đến việc thay đổi phương pháp dạy học của giáo viên và cách học của học sinh.
Do vậy tôi mong rằng, những năm tiếp theo Bộ nên tiếp tục triển khai theo hướng này. Trong đó đặc biệt chú trọng đến việc đổi mới cách ra đề thi bởi điều này sẽ ảnh hưởng đến phương pháp giảng dạy, phương pháp đánh giá của giáo viên và tư duy giải quyết vấn đề của người học.
Ra đề thi dạng đề mở sẽ phát huy được tư duy sáng tạo của học sinh, nâng cao trách nhiệm và kiến thức của giáo viên; đồng thời hạn chế được hiện tượng vi phạm quy chế thi. Đặc biệt là tiếp cận tới phương thức dạy và học tiên tiến trên quan điểm giáo dục lấy người học làm trung tâm.
Vịệc xây dựng các đề thi "dạng mở" yêu cầu phải thay đổi đồng bộ cách dạy và cách học; trước hết là thay đổi phương pháp dạy học, phương pháp đánh giá của giáo viên.
Để làm được điều này cần xây dựng kế hoạch tập huấn, đào tạo lại cho giáo viên trên toàn quốc, tạo sự tiếp cận và bình đẳng cho đội ngũ giáo viên.
Cô Dương Thị Thanh Tâm – Giáo viên Trường THPT Xuân Giang (Hà Nội): Đổi mới phương pháp giảng dạy từ kỳ thi tốt nghiệp THPT
Nên tiếp tục duy trì và đỏi mới kỳ thi tốt nghiệp THPT bởi kỳ thi không chỉ có ý nghĩa quan trọng đối với học sinh mà còn có ý nghĩa quan trọng đối với những giáo viên.
Với học sinh, kỳ thi là dịp để các em khẳng định thành quả của mình trong quá trình học tập và tiếp tục cố gắng trong kỳ thi đại học. Đây có thể coi là bước đệm, là bệ phóng quan trọng để các em tiếp tục thực hiện ước mơ học tập của mình.
Còn đối với giáo viên, từ kết quả của kỳ thi tốt nghiệp THPT các thầy có thể đo được hiệu quả quá trình giảng dạy của mình. Từ đó điều chỉnh lại cách dạy của mình để các em có được kết quả tốt nhất trong học tập.
Đơn cử như kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay, với cách ra đề của Bộ GD&ĐT đã tạo một luồng gió mới cho đội ngũ nhà giáo như chúng tôi. Hơn lúc nào hết, chúng tôi đã ý thức được rằng phải thay đổi cách dạy, thay đổi cách làm để những bài giảng trên lớp gần gũi với đời sống hơn, thực tế hơn và thời sự hơn.
Thiết nghĩ, một kỳ thi có ý nghĩa tích cực đối với học sinh và giáo viên như vậy thì không có lý do gì mà lại không tiếp tục duy trì nó.
Thầy Nguyễn Văn Dũng – Giáo viên Trường THPT Bỉm Sơn (Thanh Hóa): Kỳ thi tốt nghiệp THPT ý nghĩa “3 trong 1”
Thầy Dũng cho rằng, không có lý do gì để bỏ một kỳ thi quan trọng này. Thầy dũng dí dỏm nói: Kỳ thi tốt nghiệp THPT đã có ý nghĩa “3 trong 1”, vậy tại sao lại phải bỏ?
Theo phân tích của thầy Dũng thì kỳ thi không chỉ là dịp để các em hệ thống lại kiến thức của mình mà còn giúp các em trân trọng hơn 12 năm miệt mài đèn sách.
Kỳ thi còn tạo động lực và nâng cao tinh thần trách nhiệm dạy và học của giáo viên cũng như là học sinh; làm thay đổi tư duy, nhận thức của thầy và trò.
Là một giáo viên dạy Văn tôi nhận thấy: Nếu như trước đây việc dạy và học Văn mới chỉ thiên về tìm hiểu tác phẩm, cảm thụ tác phẩm văn học. Thế nhưng với cách ra đề mở có tính tích hợp của kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay lại một lần nữa khẳng định: Văn là người, là đời không phải là lí thuyết. Khi tâm hồn các em lên tiếng, đó là văn.
Từ đó chúng tôi đã ý thức được việc thay đổi phương pháp dạy gắn với thực tiễn khách quan sinh động là việc làm cần thiết.
Trước mắt, trong quá trình ôn thi đại học, tôi đã định hướng và tiếp tục cho các em làm quen với nhiều dạng đề mở và có tính tích hợp như dạng đề thi tốt nghiệp năm nay.
Tôi nghĩ rằng, Bộ GD&ĐT nên tiếp tục duy trì kỳ thi tốt nghiệp THPT, nhất là việc tổ chức một kỳ thi theo hướng tích cực như năm nay.
Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm học 2013-2014 đã có nhiều đổi mới, có tác động tích cực đến việc thay đổi phương pháp dạy học của giáo viên và cách học của học sinh.
Do vậy tôi mong rằng, những năm tiếp theo Bộ nên tiếp tục triển khai theo hướng này. Trong đó đặc biệt chú trọng đến việc đổi mới cách ra đề thi bởi điều này sẽ ảnh hưởng đến phương pháp giảng dạy, phương pháp đánh giá của giáo viên và tư duy giải quyết vấn đề của người học.
Ra đề thi dạng đề mở sẽ phát huy được tư duy sáng tạo của học sinh, nâng cao trách nhiệm và kiến thức của giáo viên; đồng thời hạn chế được hiện tượng vi phạm quy chế thi. Đặc biệt là tiếp cận tới phương thức dạy và học tiên tiến trên quan điểm giáo dục lấy người học làm trung tâm.
Vịệc xây dựng các đề thi "dạng mở" yêu cầu phải thay đổi đồng bộ cách dạy và cách học; trước hết là thay đổi phương pháp dạy học, phương pháp đánh giá của giáo viên.
Để làm được điều này cần xây dựng kế hoạch tập huấn, đào tạo lại cho giáo viên trên toàn quốc, tạo sự tiếp cận và bình đẳng cho đội ngũ giáo viên.
Cô Dương Thị Thanh Tâm – Giáo viên Trường THPT Xuân Giang (Hà Nội): Đổi mới phương pháp giảng dạy từ kỳ thi tốt nghiệp THPT
Nên tiếp tục duy trì và đỏi mới kỳ thi tốt nghiệp THPT bởi kỳ thi không chỉ có ý nghĩa quan trọng đối với học sinh mà còn có ý nghĩa quan trọng đối với những giáo viên.
Với học sinh, kỳ thi là dịp để các em khẳng định thành quả của mình trong quá trình học tập và tiếp tục cố gắng trong kỳ thi đại học. Đây có thể coi là bước đệm, là bệ phóng quan trọng để các em tiếp tục thực hiện ước mơ học tập của mình.
Còn đối với giáo viên, từ kết quả của kỳ thi tốt nghiệp THPT các thầy có thể đo được hiệu quả quá trình giảng dạy của mình. Từ đó điều chỉnh lại cách dạy của mình để các em có được kết quả tốt nhất trong học tập.
Đơn cử như kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay, với cách ra đề của Bộ GD&ĐT đã tạo một luồng gió mới cho đội ngũ nhà giáo như chúng tôi. Hơn lúc nào hết, chúng tôi đã ý thức được rằng phải thay đổi cách dạy, thay đổi cách làm để những bài giảng trên lớp gần gũi với đời sống hơn, thực tế hơn và thời sự hơn.
Thiết nghĩ, một kỳ thi có ý nghĩa tích cực đối với học sinh và giáo viên như vậy thì không có lý do gì mà lại không tiếp tục duy trì nó.
Thầy Nguyễn Văn Dũng – Giáo viên Trường THPT Bỉm Sơn (Thanh Hóa): Kỳ thi tốt nghiệp THPT ý nghĩa “3 trong 1”
Thầy Dũng cho rằng, không có lý do gì để bỏ một kỳ thi quan trọng này. Thầy dũng dí dỏm nói: Kỳ thi tốt nghiệp THPT đã có ý nghĩa “3 trong 1”, vậy tại sao lại phải bỏ?
Theo phân tích của thầy Dũng thì kỳ thi không chỉ là dịp để các em hệ thống lại kiến thức của mình mà còn giúp các em trân trọng hơn 12 năm miệt mài đèn sách.
Kỳ thi còn tạo động lực và nâng cao tinh thần trách nhiệm dạy và học của giáo viên cũng như là học sinh; làm thay đổi tư duy, nhận thức của thầy và trò.
Là một giáo viên dạy Văn tôi nhận thấy: Nếu như trước đây việc dạy và học Văn mới chỉ thiên về tìm hiểu tác phẩm, cảm thụ tác phẩm văn học. Thế nhưng với cách ra đề mở có tính tích hợp của kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay lại một lần nữa khẳng định: Văn là người, là đời không phải là lí thuyết. Khi tâm hồn các em lên tiếng, đó là văn.
Từ đó chúng tôi đã ý thức được việc thay đổi phương pháp dạy gắn với thực tiễn khách quan sinh động là việc làm cần thiết.
Trước mắt, trong quá trình ôn thi đại học, tôi đã định hướng và tiếp tục cho các em làm quen với nhiều dạng đề mở và có tính tích hợp như dạng đề thi tốt nghiệp năm nay.